Chắc hẳn các bậc phụ huynh đã không còn lạ lẫm với STEAM – phương pháp giáo dục kiểu mới, được áp dụng khá nhiều trong trường mầm non những năm gần đây. Vậy STEAM là gì? Đồ chơi STEAM là những đồ chơi gì, có tác dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có những kiến thức cơ bản về phương pháp giáo dục sớm này.
Phương pháp giáo dục STEAM là gì?
Mục Lục Trong Bài Viết
Phương pháp giáo dục STEAM là gì?
Trước khi đến với đồ chơi của phương pháp giáo dục này chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là phương pháp giáo dục STEAM. STEAM là từ viết tắt bởi một cụm từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), và Maths (Toán học) hoặc Mathematics (Toán học ứng dụng).
Phương pháp giáo dục STEAM thực chất là STEM có thêm Art (nghệ thuật) là phương pháp giáo dục tương tác đa chiều mà ở đó có sự kết hợp giữa các lĩnh vực học tập: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học ứng dụng, đề cao học tập chủ động, thực hành và tính thực tiễn.
Yếu tố nghệ thuật giúp trẻ tự do sáng tạo, tham gia các hoạt động nghệ thuật giúp bé rèn luyện sự tập trung, quan sát, nghe hiểu, giúp bé có được những cách nhìn nhận đa chiều trong quá trình giải quyết các vấn đề.
Phương pháp giáo dục STEAM
Đồ chơi STEAM
Đối với phương pháp giáo dục STEAM đồ chơi đóng vai trò đặc biệt quan trọng được thiết kế để gắn liền với các kỹ năng STEAM, cho phép bé hoạt động thực hành, thí nghiệm, đồng thời thúc đẩy bé sử dụng các kỹ năng tư duy và trí tưởng tượng, sáng tạo trong quá trình giải quyết nhiệm vụ chơi.
Loại đồ chơi giáo dục này sẽ là công cụ hoàn hảo giúp bố mẹ áp dụng tốt nhất phương pháp giáo dục sớm cho con, vừa giúp bé yêu giải trí, vừa kích sự tò mò, yêu thích các bộ môn khoa học ứng dụng vào thực tế mà không còn mang tính chất lý thuyết xa vời, giúp bé phát triển toàn diện về nhận thức và các kỹ năng.
Vai trò của đồ chơi STEAM
Phân loại đồ chơi
Tương ứng với các lĩnh vực trong phương pháp giáo dục, đồ chơi STEAM cũng được phân chia thành các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Khác với các loại đồ chơi khác, đồ chơi STEAM mang tính chất đặc rõ ràng của từng lĩnh vực nên các bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết được ngay đồ chơi mình.
Ví dụ: Kính hiển vi, tiêu bản khủng long, đồ chơi núi lửa phun trào… sẽ là các đồ chơi thuộc lĩnh vực khoa học.
Rubic, cân thăng bằng, đồ chơi đo thể tích và dung tích…là các đồ chơi thuộc lĩnh vực toán học.
Bộ lắp ghép nhiều chi tiết, lắp ghép bánh răng quay…là những đồ chơi thuộc lĩnh vực kỹ thuật.
Kính hiển vi trẻ em
Một số lưu ý khi chọn đồ chơi
Cũng như các đồ chơi khác các bố mẹ cần lựa chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của bé, sự phát triển của bé ở các lĩnh vực để đồ chơi được sử dụng hiệu quả, kích thích sự tò mò, yêu thích khám phá của bé yêu. Ngoài ra, cần chú ý đến nguyên vật liệu cũng như nguồn gốc xuất xứ của đồ chơi STEAM rõ ràng, an toàn khi bé sử dụng.
Tuy nhiên, với một số bé có nhu cầu khám phá sâu, rộng, khả năng của bé phát triển vượt trội, bố mẹ có thể lựa chọn những đồ chơi có mức độ thử thách, trải nghiệm phức tạp hơn so với độ tuổi của con.
Lựa chọn đồ chơi STEAM
Tương tác với đồ chơi
Để bé đạt hiệu quả tốt khi hoạt động với đồ chơi STEAM, bố mẹ và người lớn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tốt nhất nên là những người có kiến thức về STEAM để định hướng, hướng dẫn trẻ đúng với nguyên lý của phương pháp giáo dục, người lớn đóng vai trò là người hướng dẫn, quan sát, giải đáp thắc mắc của trẻ khi trẻ gặp khó khăn, đặc biệt khơi gợi kích thích trẻ tư duy bằng hệ thống câu hỏi. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi “Vì sao” và không nên quát nạt, từ chối mong muốn tìm hiểu của trẻ.
Tương tác với đồ chơi STEAM
Bài viết này là toàn bộ những gì cơ bản nhất về phương pháp giáo dục STEAM cũng như đồ chơi STEAM. Mong rằng kenhtreem.net sẽ giúp bố mẹ bỏ túi những kinh nghiệm chọn đồ chơi cho bé yêu nhà mình nhé!